FAQ Schema hay còn gọi là câu hỏi thường gặp gần dây đang được đanh giá rất cao trong việc SEO tổng thể website. Giữa các kết quả tìm kiếm, FAQ Schema thể hiện sức mạnh rõ rệt khi khiến người dùng chọn nhấp vào kết quả của website. Đơn giản vì họ thấy được “kết quả từ website này thoả mãn nhu cầu tìm kiếm của bản thân”

Xu hướng tạo FAQ Schema để thu hút truy cập người dùng đang nở rộ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết FAQ Schema này là gì và cách cài đặt hiển thị nó như thế nào.

FAQ Schema là gì?

Để giải thích FAQ Schema là gì thì mình sẽ chia ra làm 2 phần là FAQ và phần Schema.

Trong đó, FAQ (Trang Câu hỏi thường gặp) là nơi chứa danh sách các câu hỏi và câu trả lời liên quan đến một chủ đề cụ thể. Khi các trang FAQ thoả mãn cấu trúc bài viết mà Google yêu cầu thì nó sẽ được hiển thị dưới dạng câu hỏi và câu trả lời trực tiếp như ví dụ trên.

Ví dụ: Hiển thị cấu trúc FAQ Schema khi người dùng Google Search từ khóa “khách sạn tốt nhất đà nẵng“:

Một FAQ Schema cần khai báo đầy đủ những thông tin sau:

  • Câu hỏi (Question): Tên câu hỏi (name)
  • Câu trả lời (Answer): Nội dung trả lời (text)

Bất kỳ ai làm website nói chung và làm SEO nói riêng đều hiểu rằng cuộc đua thứ hạng tìm kiếm từ khoá là một cuộc đua khốc liệt, do đó việc nắm bắt các thủ thuật SEO mới nhất sẽ giúp phát huy hiệu quả làm website. Do đó công cụ FAQ Schema nhanh chóng trở thành thứ vũ khí lợi hại.

Tuy nhiên, không phải trang web nào cũng phù hợp với FAQ Schema, bởi vì mục tiêu là website của chúng ta phải cung cấp đúng và đủ nội dung dịch vụ cho khách hàng hơn là danh sách câu hỏi và trả lời.

Mục đích chính khi dùng FAQ Schema là:

  • Giúp người dùng nhanh chóng có được thêm các thông tin hữu ích khác bên cạnh kết quả tìm kiếm nhờ việc cung cấp các câu hỏi thường xuyên và câu trả lời nhanh.
  • Tăng độ phủ sóng của website trên Google Search
  • Tăng tỷ lệ truy cập vào bài viết để tìm kiếm nhiều thông tin hơn
  • Cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google, do Google đang hiểu nội dung của bạn chi tiết hơn

Ngay sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt FAQ Schema chi tiết nhất với sự hỗ trợ của công cụ Yoast SEO.

Lợi ích khi sử dụng FAQ Schema cho website

Cuộc đua thứ hạng hiển thị trên top tìm kiếm Google cực kỳ khốc liệt.

Không đứng ngoài cuộc chơi, FAQ Schema nhanh chóng được người làm SEO sử dụng tối đa một cách hiệu quả nhất.

Mục đích cũng như lợi ích khi bạn dùng FAQ Schema trên website là:

  • Giúp người dùng nhanh chóng có được thêm các thông tin hữu ích khác bên cạnh kết quả tìm kiếm nhờ việc cung cấp các câu hỏi thường xuyên và câu trả lời nhanh. Người dùng nhanh chóng tìm kiếm được thông tin nhờ câu trả lời nhanh này.
  • Tăng độ phủ trên Google Search do FAQ Schema hiển thị chiếm diện tích lớn => tăng độ nổi bật của website hơn so với đối thủ => thu hút sự chú ý của người dùng, tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR vào câu hỏi, câu trả lời.
  • Tăng tỷ lệ truy cập vào bài viết để tìm kiếm nhiều thông tin hơn => tăng tỷ lệ CTR vào trang.
  • Giúp Google hiểu rõ hơn về bài viết, nội dung trên website => cải thiện thứ hạng tốt hơn, dễ được Google xếp hạng cao hơn.
  • Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về website, về sản phẩm, dịch vụ => đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ…=> giảm tải cho bộ phận CSKH nếu bạn đang kinh doanh.

Vì vậy nên rất nhiều SEOer, webmaster muốn cài đặt Schema FAQ vào website, blog của mình.

Nguyên tắc khi sử dụng FAQ Schema tuân thủ Google

Google chỉ khuyến khích các website có trang FAQ chứa các câu trả lời mới nên dùng FAQ Schema, còn nếu như website bạn có duy nhất một câu trả lời và người dùng có thể bình luận, trả lời lại thì nên dùng QA Schema sẽ phù hợp hơn.

Dưới đây là các nguyên tắc mà Google đưa ra khi dùng FAQ Schema:

  • Trang chứa các câu hỏi được viết bởi chính website mà người dùng không thể trả lời.
  • Trang liệt kê các câu hỏi liên quan thường gặp về dịch vụ/sản phẩm,… mà người dùng không thể trả lời.
  • Các câu hỏi hiển thị bắt buộc phải có trong bài viết.

Các mục đích và trường hợp dùng FAQ Schema không hợp lệ:

  • Bài viết hoặc page mà người dùng có thể tương tác và trả lời lại các câu hỏi.
  • Diễn đàn – nơi mà người dùng có thể trả lời cho câu hỏi.
  • Sử dụng FAQ Schema với mục đích quảng cáo.
  • Nội dung câu trả lời mang tính: tục tĩu, thô tục, khiêu dâm, bạo lực đồ họa, quảng bá các hoạt động nguy hiểm hoặc bất hợp pháp hoặc ngôn ngữ quấy rối hoặc quấy rối.

Hướng dẫn tạo FAQ Schema cho website WordPress

Ở đây mình sẽ hướng dẫn cách tạo FAQ Schema theo cách chính thống. Tại sao lại nói là chính thống?

Mình nói vậy là vì, nếu bạn tìm trên Google với từ khóa “tạo FAQ Schema” sẽ thấy một số hướng dẫn tạo FAQ Schema bằng cách chèn đoạn mã theo cấu trúc FAQ Schema vào phần header của web nhưng lại không được hiển thị trong nội dung cho người dùng.

Điều đó vi phạm nghiêm trọng chính sách của Google. Bởi trong nguyên tắc về nội dung của Google có ghi rất rõ “Tất cả nội dung FAQ (Câu hỏi thường gặp) phải hiển thị cho người dùng trên trang nguồn.“

Bước 1: Cài đặt Plugin có tên WP FAQ Schema Markup for SEO

Ở đây, chúng ta tạo theo phương pháp chuẩn của Plugin có sẵn, bạn chỉ việc tìm plugin có tên WP FAQ Schema Markup for seo sau đó cài và kích hoạt plugin để dùng nhé theo các hướng dẫn dưới đây nhé

Bước 2: Tạo bài viết mới với nội dung như bình thường

Bạn tạo bài viết mới với nội dung bình thường sau khi đã nhập xong hết nội dung bạn kéo xuống cuối trang và làm theo bước 3 nhé.

Bước 3: Thêm FAQ vào bài viết

Đây chính là bước để tạo danh sách câu hỏi và câu trả lời theo chuẩn FAQ Schema.

Nhập câu hỏi và trả lời vào cấu trúc FAQ Schema
Nhập câu hỏi và trả lời vào cấu trúc FAQ Schema

Chỉ đơn giản vậy thôi. Sau khi soạn thảo xong bạn xuất bản bài viết rồi làm theo hướng dẫn bên dưới để kiểm tra xem cấu trúc FAQ Schema đã chuẩn chưa.

Cách kiểm tra cấu trúc FAQ Schema

Có nhiều cách để kiểm tra cấu trúc FAQ Schema. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cách để bạn kiểm tra và xem với giao diện trực quan nhất.

Bước 1: Truy cập vào công cụ kiểm tra của Google Search Console ở link này: https://search.google.com/structured-data/testing-tool?hl=vi

Bước 2: Nhập link bài viết bạn vừa xuất bản vào và chọn công cụ kiểm tra rồi ấn Kiểm tra URL.

Kiểm tra dữ liệu cấu trúc của bạn
Kiểm tra dữ liệu cấu trúc của bạn

Bước 3: Chờ hệ thống phân tích và đưa ra kết quả như sau nghĩa là bạn đã tạo FAQ Schema thành công cho bài viết.

Kết quả tạo FAQ Schema thành công cho bài viết
Kết quả tạo FAQ Schema thành công cho bài viết

Ngoài ra, bạn có thể click vào Xem trước kết quả tìm kiếm để thấy được giao diện FAQ Schema hiển trị trong kết quả tìm kiếm Google.

Kết quả FAQ Schema hiển thị trên Google
Kết quả FAQ Schema hiển thị trên Google

Kết luận

Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về FAQ Schema cũng như cách thức triển khai tạo Schema FAQ trên website WordPress. Maxweb hy vọng bạn sẽ nắm rõ và vận dụng FAQ Schema một cách hiệu quả nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo
0936 387 929