Chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc nắm bắt được xu hướng marketing năm 2022 sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu quả và hạn chế rủi ro. Biết được chiến lược marketing 2022 sẽ giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn và dễ dàng thành công hơn khi quảng bá sản phẩm và dịch vụ

Vậy chiến lược Marketing là gì và hiện nay có những chiến lược Marketing phổ biến nào?

Chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng

Chiến Lược Marketing Là Gì?

“Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý và có thể làm căn cứ giúp doanh nghiệp xây dựng các giải pháp phù hợp cho những nhiệm vụ Marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống Marketing mix và mức chi phí cũng như ngân sách cho các hoạt động Marketing”.

Chiến lược Marketing được hiểu là kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp để tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng và biến họ thành khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ của mình. Nó cũng gồm giá trị riêng biệt, thông điệp của doanh nghiệp và thông tin, nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu

Chiến lược Marketing phổ biến hiện nay là một chiến lược rộng bao gồm tất cả mọi thứ từ cách định vị doanh nghiệp, quảng cáo, đối tác chiến lược, quan hệ truyền thông, Marketing mix, các kênh và chiến thuật Marketing.

Chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing

Tại Sao Cần Phải Có Chiến Lược kinh doanh?

  • Tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh hơn: Chiến lược Marketing giống như một bản thiết kế, cung cấp mọi thông tin về cấu trúc, xác định mức chi phí,.. một cách bài bản để có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng.
  • Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Nghiên cứu chiến lược và hoạt động vượt xa nhu cầu khách hàng, tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
  • Tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận: Chiến lược Marketing giúp thúc đẩy quá trình phân phối sản phẩm và dịch vụ đến tay người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận do doanh nghiệp.
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh: Khi có chiến lược phù hợp, người làm tiếp thị hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp cùng với nhu cầu của thị trường giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt nhằm tăng lợi thế cạnh tranh.
  • Định vị thương hiệu: Giá trị của một doanh nghiệp được xây dựng thông qua hình ảnh thương hiệu. Có chiến lược tốt giúp doanh nghiệp định vị bản thân trên thị trường.
  • Hạn chế lãng phí ngân sách: Khi doanh nghiệp không xác định rõ chiến lược Marketing thì sẽ gây tổn thất, lãng phí ngân sách vào những hoạt động truyền thông không đem lại hiệu quả.

Việc xây dựng chiến lược Marketing là rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong quá trình phát triển và đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường hiệu quả hơn. Người quản lý có thể dễ dàng quản lý các hoạt động của doanh nghiệp đúng hướng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Cách Xây Dựng Chiến Lược kinh doanh Hiệu Quả

Cách Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu Quả
Cách Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu Quả

Xác Định Đúng Khách Hàng Mục Tiêu

Khách hàng luôn là trung tâm của mọi chiến lược Marketing. Vì vậy, bước đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định được khách hàng mục tiêu của mình.

Khách hàng mục tiêu là một nhóm đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến. Đây là nhóm khách hàng thật sự có nhu cầu và có khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Việc xác định được khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó xây dựng được những chiến lược Marketing phù hợp để tối ưu chuyển đổi và gia tăng doanh số bán hàng.

Nghiên Cứu Nhu Cầu Khách Hàng

Để nghiên cứu khách hàng mục tiêu hiệu quả, hãy tự đưa ra các câu hỏi có liên quan và tự tìm ra câu trả lời như khách hàng là ai? Bao nhiêu tuổi nào? Giới tính? Sống ở đâu? Trình độ học vấn? Nghề nghiệp? Thu nhập? Tình trạng hôn nhân? Sở thích gì? Thói quen như như nào? Có nỗi sợ gì?
Bạn phải hiểu rõ thói quen khách hàng từ những kênh mà họ có khả năng tương tác, lui tới trên Internet, nhu cầu mua sắm, xu hướng mua sắm, thậm chí cả xu hướng thanh toán của họ để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả.

Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Phân Tích Đối Thủ

“Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” – Đây là một bước rất quan trọng. Khi kinh doanh sản phẩm/dịch vụ nào thì bạn luôn có đối thủ cạnh tranh. Ngay cả những thị trường ngách cũng có đối thủ tiềm năng và ẩn giấu. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh giúp bạn có thể phân tích được thành bại, học hỏi những cái tốt của đối thủ hay khắc phục những hạn chế, đưa ra các chiến lược nhằm khai thác và thu hút được khách hàng, tạo ra điểm mạnh khác biệt cho doanh nghiệp của mình.

Bài học của Coca Cola và Pepsi là một ví dụ điển hình hay là sự cạnh tranh Beamin và Gojek. Việc cần làm chính là tìm hiểu những việc đối thủ đang làm thông qua các kênh truyền thông của họ, tham quan trực tiếp hệ thống gian hàng hay trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ và cảm nhận, từ đó khai thác những cơ hội mà họ chưa có.

Thiết Lập Các Mục Tiêu Marketing

Các mục tiêu Marketing phải được xây dựng để có thể đo lường được. Chúng ta có thể sử dụng mô hình SMART để xây dựng nên các mục tiêu này.

Sử dụng mô hình SMART để xây dựng nên các mục tiêu
Sử dụng mô hình SMART để xây dựng nên các mục tiêu

Chọn Các Kênh Marketing Phù Hợp

Có rất nhiều cách để truyền đạt thông điệp đến khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn các kênh Marketing truyền thông như quảng cáo trên báo chí, TV, radio hoặc các kênh trực tuyến như quảng cáo trên mạng xã hội, Google, Email Marketing, SEO,…

Bạn nên chọn kênh Marketing tương thích với khách hàng và chiến lược Marketing phù hợp, ví dụ như thuốc dành cho người cao tuổi nên quảng cáo ở các trang báo mạng hoặc TV vì đối tượng khách hàng hay tiếp cận 2 kênh này. Với khách hàng giới trẻ nên ưu tiên quảng bá trên mạng xã hội.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý những việc sau:

  • Cần ứng dụng số hóa để tăng người dùng, trải nghiệm
  • Tối ưu hóa ở phạm vi toàn doanh nghiệp, từ nhận diện thương hiệu tới chuyển đổi đơn hàng
  • Đánh giá hiệu quả sản phẩm sáng tạo qua phân tích dữ liệu media

Kết luận

Để xây dựng một bản chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần phân tích, nghiên cứu nội lực của bản thân, xu hướng thị trường cần phải lên tất cả các kế hoạch một cách chi tiết về nhiều mặt như sản phẩm, giá, phân phối hay xúc tiến. Khi đã có trong tay một chiến lược tốt, chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình!

Rate this post
Contact Me on Zalo
0936 387 929