Khái niệm Schema là gì? đã được Maxweb giới thiệu ở bài viết trước. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những cách tao Schema một cách đơn giản nhất. Đối với những bạn hiểu rõ về code thì việc thêm Schema sẽ công phu và đòi hỏi kỹ năng chuyên môn hơn. Nếu bạn không phải dân chuyên thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của Schema
Không có bằng chứng cho thấy microdata có ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm tự nhiên. Tuy nhiên, Việc đánh dấu dữ liệu mang đến rất nhiều lợi ích trong quá trình thực hiện chiến dịch SEO. Cụ thể những lợi ích đó là:
- Giúp công cụ tìm kiếm hiểu về website của bạn
Schema là sản phẩm được kết hợp của 4 công cụ tìm kiếm lớn nhất hiện nay. Đó là Google, Bing, Yahoo, Yandex. Do đó, khi sử dụng công cụ này nghĩa là bạn đã giúp những công cụ này hiểu được tốt hơn về nội dung của từng trang web trong website. Khi những nội dung này được nắm rõ hơn thì sẽ được đánh giá cao hơn. Điều này sẽ giúp website của bạn có cơ hội cải thiện được thứ hạng của mình tốt hơn.
- Giúp trang web nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm
Nội dung của những trang web được ứng dụng schema có thể sẽ được Google ưu tiên hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Lúc này trang web của bạn sẽ trở nên nổi bật và nhìn cuốn hút hơn nhiều so với những trang chứa thông tin khác.
- Tăng lưu lượng truy cập của người dùng
Kết hợp với những yếu tố ở trên về thứ hạng và sự hấp dẫn người dùng thì website sẽ được nhiều người dùng ghé thăm hơn. Điều này nghĩa là bạn đã tăng được tỉ lệ nhấp chuột (CTR) của khách hàng. Lúc này website không chỉ thu hút được số lượng lớn người truy cập mà còn được những công cụ tìm kiếm đánh giá cao.
Một số lưu ý khi sử dụng Schema cho website
Schema hỗ trợ rất nhiều cho website, đặc biệt là Seo. Tuy vậy, để sử dụng nó hiệu quả, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Để cài đặt Schema cho website, bạn cần sự hỗ trợ của JSON-LD, RDFa hoặc Microdata (RDFa, Microdata và JSON-LD là tất cả các ngôn ngữ mã có thể được thêm vào HTML để nhúng siêu dữ liệu (ví dụ: schema) vào website.)
- Không lạm dụng Schema quá đà, ví dụ như tạo nhiều đánh giá ảo, tự tạo các câu hỏi và trả lời trong mục hỏi đáp
- Quan tâm đến nội dung hiển thị trên web thay vì chỉ chú ý đến Schema
- Đừng bao giờ gắn mọi URL của trang web mà không quan tâm đến Schema Person và Schema Local Business cần gắn ở đâu.
Những phương pháp tạo Schema đơn giản
Schema có thể thêm vào trang web bằng 2 cách đơn giản. Đối với những bạn hiểu rõ về code thì có thể tự tạo shema và tùy chỉnh cho riêng mình chèn vào thẻ head tag và dĩ nhiên điều này không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Đối với những người không hiểu code thì bạn có thể xem xét cài đặt Plugin.
Thêm Schema bằng plugin
Phần lớn các trang web đều tập trung và được cài đặt một chủ đề nhất định. Vậy nên bạn có thể không muốn thay đổi chủ đề sẵn có chỉ để thêm Schema Markup. Thật may rằng có những plugin bạn có thể sử dụng để thêm đánh dấu Schema vào trang web WordPress mà không phải đổi chủ đề web. Có 1 số tùy chọn sau:
Plugin Schema
Plugin Schema có một số tính năng hữu ích như cho phép nhiều loại Schema khác nhau trên cơ sở từng loại hoặc theo từng bài đăng và có khả năng tương thích với các loại bài tùy chỉnh. Và để tận dụng lợi thế của việc đánh dấu mà bạn đã sử dụng thì nó cũng sẽ hoạt động với các plugin khác được cài đặt, bao gồm các plugin SEO. Plugin này sử dụng định dạng dữ liệu được liên kết nhẹ (JSON-LD).
Cách thiết lập plugin Schema như sau:
- Vào Plugins → chọn Add New và tìm kiếm cho Schema→ Click Install → chọn Activate.
- Sau khi plugin được kích hoạt, tới Schema → Cài đặt để bắt đầu thêm Schema Markup vào trang web bạn cần áp dụng.
Schema Pro Plugin
Đây là plugin sở hữu nhiều tính năng nâng cao bao gồm:
- Hỗ trợ nhiều loại dữ liệu;
- Tự động hóa hoàn toàn để dữ liệu cấu trúc Schema Markup được thêm vào các bài đăng trong trang mới và trang hiện có.;
- Hỗ trợ cho các loại bài tùy chỉnh, phân loại và lưu trữ dữ liệu;
- Khả năng mở rộng và thêm đánh dấu.
Một số loại Plugin khác
Dữ liệu có cấu trúc Schema Plugin và Schema Pro Plugin không phải là các plugin duy nhất để bổ trợ thêm schema.org vào trang web của bạn. Ngoài ra, còn một số plugin bổ trợ khác mà bạn có thể sử dụng để tạo dữ liệu cấu trúc cho website như:
- WP SEO Structured Data Schema
- WP SEO Structured Data Schema
- Markup (JSON-LD) structured in schema.org
- Schema App Structured Data
- All In One Schema Rich Snippets
- Schema and Structured Data for WP & AMP
- WPSSO Schema JSON-LD Markup
- WP Review
- SEOPress
Để thực hiện tạo Schema bạn có thể sử dụng các công cụ mà SQL Server cung cấp. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Schema dễ dàng dù không cần biết về code.
Đầu tiên, bạn truy cập vào https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/
Chọn loại Schema cần thiết, ở đây tôi dùng ví dụ là Schema FAQ Page (Schema Hỏi Đáp).
B1: Điền câu hỏi vào Question #1
B2: Điền câu trả lời vào Answer
B3: ADD Question nếu cầu thêm câu hỏi và trả lời
B4: Công cụ tự động sinh ra đoạn Code phù hợp. Bạn chỉ việc copy và dán đoạn Code đó vào page cần thiết.
>>Kết quả đạt được:
Kiểm tra Schema Markup
Khi bạn đã thêm Schema vào trang web WordPress của mình hoặc có thể trước khi bạn làm như vậy để so sánh, đó là một ý tưởng hay để kiểm tra nó.
Sử dụng Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google: Google Structured Data Testing Tool.
Mở công cụ trong trình duyệt web của bạn và nhập URL của trang web của bạn. Một số plugin sẽ cung cấp cho bạn một nút liên kết đến điều này ngay từ bảng điều khiển WordPress.
Công cụ kiểm tra Google Google sẽ chỉ ra các khía cạnh của đánh dấu Schema có trong trang web của bạn và cái nào còn thiếu. Nếu có bất kỳ thiếu nào mà bạn nghĩ rằng bạn cần, sau đó bạn có thể quay lại và điều chỉnh cài đặt plugin của mình hoặc thêm đánh dấu bị thiếu theo cách thủ công.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về cách tạo Schema Markup đơn giản mà bạn có thể làm được. Đa phần các website hiện giờ đề sử dụng Schema, do đó bạn hãy tìm cách tối ưu hơn nữa để vượt mặt đối thủ. Hãy vận dụng một cách hợp lý để website của bạn có thể lên top google.
Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín theo yêu cầu
- Địa chỉ: E23, Ngõ 6 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0936.387.929